Ẩm thực Du Lịch

Château Royal d’Amboise

Amboise, cố đô của nước Pháp, là một thị trấn xinh đẹp nằm bên con sông Loire hiền hòa mang lại nguồn sống cho bao làng mạc và những vườn nho mênh mông của thung lũng sông Loire. Với bề dày lịch sử và vô số lâu đài tráng lệ, cùng với liên hệ với họa sĩ kiến trúc sư Leonardo da Vinci, Amboise trở nên nổi tiếng thế giới và là điểm đến của hàng hà sa số du khách từ khắp nơi trên thế giới. Một trong những địa điểm bạn không thể bỏ qua là lâu đài Royal d’Amboise, sừng sững bên sông Loire, từng là nơi ở của hoàng gia Pháp vào thế kỉ thứ 10 đến thế kỉ thứ 15.

Vị trí địa lý

Vừa chạy qua cây cầu bắt qua sông Loire vào thị trấn Amboise, bạn sẽ bắt gặp ngay tòa lâu đài Royal d’Amboise soi bóng xuống dòng sông Loire. Với vị trí chiến lược, tòa lâu đài trung cổ được khởi công xây dựng vào thế kỉ thứ 9 bởi tử tước của vùng Orléans Ingelgarius , danh hiệu đạt được thông qua bên mẹ có liên quan tới Hugh the Abbot thầy dạy của vua Pháp. Sau này tòa lâu đài này được con cái của Ingelgarius  thừa kế, trong đó có con trai là Fulk, người mở mang lãnh thổ ra toàn Amboise, Loches và Villentrois. 

Phố Amboise
Phố Amboise

Bên cạnh tòa lâu đài, bạn có thể đi dạo trên những con đường đá nhỏ hẹp quanh co, với nhiều nhà hàng và cửa hàng nho nhỏ. Ngoài những con phố cổ, bạn có thể vi vu trên đại lộ “Quai du Général de Gaulle” dọc theo sông Loire, và đậu xe trong những bãi đậu xe bên sông. Một bãi đậu xe sát bên sông nằm đối diện lâu đài, nhưng dưới cầu, có để những vạch chỉ nước sông từng dâng lên tới đâu, và có vạch cao hơn bãi đậu xe tới vài mét!

Lịch sử

Được mở rộng và cải thiện theo thời gian, vào ngày 4 tháng 9 năm 1434, tòa lâu đài nì bị vua Charles VII tịch thu, sau khi chủ sở hữu của nó, Louis vùng Amboise, Tử tước của Thours (1392 đến 1469), bị kết án vì âm mưu chống lại Louis XI và bị kết án tử hình vào năm 1431. Tuy nhiên, nhà vua đã ân xá nhưng lại lấy thánh đường của ông tại Amboise. Khi đã ở trong tay hoàng gia, lâu đài trở thành nơi yêu thích của các vị vua Pháp, từ Louis XI đến Francis I. Charles VIII quyết định mở rộng tòa lâu đài này, bắt đầu vào năm 1492 theo phong cách Gothic muộn của Pháp, và sau 1495 mướn hai nhà xây dựng người Ý, Domenico da Cortona và Fra Giocondo, người đã cung cấp tại Amboise một số họa tiết trang trí thời Phục hưng đầu tiên được nhìn thấy trong kiến ​​trúc Pháp. Tên của ba nhà xây dựng người Pháp được lưu giữ trong các tài liệu: Colin Biart, Guillaume Senault và Louis Armangeart.

Hình ảnh minh họa tòa lâu đài trước 1431 (Nguồn)

Nơi đây cũng nổi tiếng về câu chuyện về vị vua đã làm hầu hết tòa nhà – Charles VIII – vô tình chết vì ngẫu nhiên đập đầu vào một cánh cửa trên đường đến một trận đấu quần vợt!

Trong suốt thời kì trị vì của Vua Francis I, tòa lâu đài Amboise đạt được đỉnh cao vinh quang nhất. Vua Francis I được nuôi dưỡng tại Amboise, thuộc về mẹ của ông, Louise of Savoy. Sau này vua Francis I mời Leonardo da Vinci đến Château Amboise vào tháng 12 năm 1515 và sống và làm việc tại Clos Lucé gần đó, kết nối với tòa lâu đài bằng một lối đi ngầm.

Le château au temps de Charles VI

Lâu đài Amboise vào thế kỉ 17 (Nguồn)

Đầu thế kỉ 17, Amboise không còn được hoàng gia Pháp ưa thích và tòa lâu đài khổng lồ bị bỏ hoang khi tài sản được chuyển vào tay Gaston d’Orleans, anh trai của Vua Bourbon Louis XIII. Sau khi ông này chết, tòa lâu đài bị trả về hoàng gia và bị biến thành nhà tù Fronde, và dưới thời Louis XIV của Pháp, đây là nơi giam giữ bộ trưởng thất sủng Nicolas Fouquet và công tước xứ Lauzun. Louis XV sau nì tặng lâu đài này cho bộ trưởng của mình là công tước xứ Choiseul, người gần đây đã mua Château de Chanteloup ở phía tây.

Hình vẽ bởi họa sĩ Gustave Noël về lâu đài Amboise vào thế kỉ thứ 19

Sau Cách mạng Pháp (1789 – 1799), Nhà nguyện Thánh Florentin rơi vào tình trạng hoang tàn đến nỗi người kỹ sư do Napoleon bổ nhiệm quyết định lâu đài này không đáng để bảo tồn và bị phá hủy. Những tấm bia đá còn lại được sử dụng để sửa chữa Château d’Amboise. Vài mươi năm sau (và 330 năm sau cái chết của Leonardo và chôn cất ban đầu), địa điểm nền mống của Nhà nguyện Thánh Florentin được khai quật: người ta tìm thấy một bộ xương hoàn chỉnh, với những mảnh vỡ của một dòng chữ bằng đá có chứa một số chữ cái tên của ông. Tuy nhiên, các tài khoản khác mô tả đống xương (như thông lệ trong các nhà nguyện trên khắp nước Pháp) và thậm chí cả những giai thoại về trẻ em trong vùng chơi đá banh với sọ người. Tuy nhiên, dựa trên một số tài khoản đương thời, đó là bộ sưu tập xương được tìm thấy nguyên vẹn và với một hộp sọ cực kỳ lớn được cho là được chôn cất tại Nhà nguyện Saint Hubert, nơi hiện là một viên đá cẩm thạch lớn ở tầng Bức chân dung phù điêu huy chương kim loại của Leonardo da Vinci (dựa trên “bức chân dung của Melzi”) và dòng chữ LEONARDO DA VINCI dường như là dấu hiệu của nơi an nghỉ cuối cùng của ông.

Kiến trúc và nội thất

Cửa Thành Amboise
Cửa Thành Amboise

Cửa vào lâu đài bắt đầu từ con phố nhỏ đi lên cầu thang cao vút lên tới thành lũy trên cùng. Sau đó bạn phải đi qua khu vườn trên thành để đi vào bên trong lâu đài. Lúc chúng tôi đi tới thăm, trời bắt đầu mưa lâm râm, và lúc chúng tôi đi dạo trên đỉnh lâu đài ngắm nhìn toàn cảnh thị trấn Amboise, gió bắt đầu nổi lên và mưa nặng hạt dần.

Phòng ngủ hoàng gia Amboise
Phòng ngủ hoàng gia Amboise

Khác với những lâu đài khác trong vùng mà chúng tôi từng tới, lâu đài này trống trơn, gần như không có đồ nội thất gì ngoài vài cái bàn và vài bộ áo giáp. Có lẽ Cách mạng Pháp vào đã phá hoại ít nhiều khiến tòa lâu đài không còn vẻ huy hoàng lúc đầu. Du khách sẽ được phát một tablet với app cung cấp nhiều thông tin hữu ích và đôi lúc hình ảnh 3D minh họa toàn căn phòng lúc bạn đi tới từng căn phòng. Tui rất thích app này vì đây là lần đầu tiên tụi tui xài công nghệ này ở bảo tàng, dù tui đã đi rất nhiều bảo tàng ở Mỹ.

Bên trong lâu đài Amboise
Bên trong lâu đài Amboise

Đi lang thang qua các sảnh của tòa lâu đài rộng lớn, du khách sẽ được dịp đi theo trình tự thời gian từ các phòng theo phong cách kiến ​​trúc Gothic đến những người đầu thời Phục hưng và đến thế kỷ 19. Du khách cũng có thể leo lên đỉnh Tháp Minimes, qua cầu thang cao 40m với năm vòng xoắn ốc, dành cho mấy ông lính chạy lên chạy xuống, để ngắm toàn cảnh thị trấn Amboise. Từ đây, giá trị chiến lược của vùng này này rất rõ ràng: Tầm nhìn rất tuyệt vời và dòng sông bên dưới mang đến sự phòng thủ tự nhiên.

Từ tòa tháp, bạn có thể nhìn thấy “Đảo Vàng” dài nửa dặm, hòn đảo duy nhất ở sông đủ lớn để không bị ngập lụt và có các tòa nhà kiên cố (bao gồm sân vận động bóng đá và nhà thờ thế kỷ 13). Đó cũng nơi mang tính lịch sử quan trọng vì là giao điểm giữa miền bắc và miền nam nước Pháp, bị chia cắt bởi con sông dài nhất nước Pháp. Nơi đây từng chứng kiến nhiều vụ đình chiến. Sông Loire đánh dấu điểm xa nhất về phía bắc mà người Moors chinh phục khi họ đẩy vào châu Âu từ Morocco.

Ẩm thực

Sau khi trải qua ẩm thực vùng Normandie dọc theo Đại Tây Dương, chúng tôi hi vọng rất nhiều vào ẩm thực vùng Amboise. Rủi thay ở Pháp nhà hàng thích mở có 2-3 tiếng vào đúng 12 giờ trưa, và 7 giờ tối, nên tụi tui lúc nào cũng đói cồn cào! Sau khi lựa những nhà hàng ngon gần đó theo Google Maps, tụi tui đều bị từ chối vì đa số đều phải đặt trước cả tuần. Cuối cùng tụi tui vào đại một nhà hàng Ý tên là “La Scaleta” và được thưởng thức Pizza và mì Ý với hải sản ngon chưa từng thấy! Đúng là gia vị, phô mai và hương liệu tự nhiên là thành phần chính tạo nên ẩm thực tuyệt hảo, mà ở Mỹ không có được!

Mì Ý với cá hồi xông khói và hải sản
Mì Ý với cá hồi xông khói và hải sản
Bánh Pizza hải sản
Bánh Pizza hải sản

Tóm lại

Chúng tôi ở Amboise chỉ có vỏn vẹn 2 ngày, mà phải rong rủi chạy khắp các lâu đài trong vùng vẫn không đủ thời gian. Với bản tính keo kiệt, mấy mẹ con chúng tôi ra cửa hàng tiện nghi gần đó mua mấy miếng cuốn và nước cam về khách sạn ăn là chính, để lấy tiền trả phí đường: cứ chạy được vài cây số là có trạm thu phí 5 Euros/lần!

Sáng trước khi đi chơi, chúng tôi lấy bánh mì mua hôm trước ngồi quẹt phô mai Pháp ăn. Nghĩ trời sẽ mưa nên chúng tôi cứ tự nhiên từ từ thưởng thức, mà không nhận ra bình minh đang lên. Bỗng dưng nhìn ra cửa sổ, tui giựt mình thấy bầu trời đang đỏ rực bên ngoài. Mấy mẹ con chúng tui bỏ đống đồ ăn dang dở, chụp tripod và máy chụp hình chạy hộc tốc ra cây cầu đối diện lâu đài gần đó và chụp được tấm hình tui rất tâm đắc của lâu đài Amboise nổi tiếng. Chỉ tội nghiệp mẹ tui, tối ngày ham vui chạy theo tui chụp hình mà đôi lúc phải bỏ ăn bỏ uống!

You Might Also Like...

No Comments

    Leave a Reply

    error: Content is protected !!