Cuộc sống Du Học

Giáo dục dưới bậc đại học ở Mỹ

Chương trình học

Trước khi đi du học, bạn nên phân biệt được nhiều loại chương trình giáo dục khác nhau ở Mỹ. Khác với chương trình ở Việt Nam khi những trường chuyên lớp chọn nổi tiếng đều là trường công lập, những trường tốt ở Mỹ thường là trường tư thục với chi phí đắt đỏ hơn nhiều.

Công lập

Những trường công lập dưới bậc đại học thường được học theo tuyến, tức là bạn ở đâu thì học trường gần đó, cũng khá giống với Việt Nam. Tùy theo thành phố giàu hay nghèo, trường khu vực đó sẽ được cung cấp nhiều ngân sách cho giáo dục hay không. Ví dụ như thành phố Irvine ở Orange County là thành phố giàu có, nhiều nhà triệu đô nên tiền thuế nhà đất thu được nhiều, giáo dục cũng phát triển theo. Do đó, nhiều người đặc biệt là dân châu Á ai cũng muốn mua nhà ở thành phố Irvine vì trường học gần như là tốt nhất ở phía Nam California.

Ở những thành phố nghèo hơn như Santa Ana kế bên Irvine, trường học công lập khá lạc hậu và bựa. Một dịp tui tới nói chuyện nghề nghiệp với trường Trung Học ở thành phố Santa Ana, nhìn thấy trường nhếch nhác, giáo viên hỏi những câu hỏi ngớ ngẩn và cư xử khá ngờ nghệch, tui trộm nghĩ những người này mà dạy con em thì chắc tiêu mất cả thế hệ.

Ăn trưa ở trường
Ăn trưa ở trường

Đồ ăn ở những trường công không giống như học bán trú ở Việt Nam được bảo mẫu cho ăn cơm, canh và đồ mặn thay đổi hàng ngày như lúc nhỏ tui được ăn. Thường bạn phải cho tiền cho mấy em ăn ở trường, và đồ ăn thường không bổ dưỡng gì, đa số là pizza, đồ chiên, nên nhiều phụ huynh ở đây phải nấu cho con đem theo ăn.

Khi làm khách mời ở trường trung học, tui được trường mời ăn pizza và cánh gà khô rang, nhưng những thầy cô nói là đồ ăn “hảo hạng” chỉ có khách mời mới được, chứ các em không được ăn vậy đâu. Mèn ui, nếu đồ ăn tui nuốt không nổi mà mấy em còn ăn tệ hơn vậy thì làm sao mà học?

Trường Công ở Mỹ

Một số trường ở khu nguy hiểm còn có cả máy kiểm tra kim loại và súng đạn, đề phòng có ai mang súng vào trường gây nguy hiểm cho học sinh, như ở thành phố Los Angeles.

Tư Thục

Khác với trường công, những trường tư thường được nhiều ngân sách hơn. Ở đây mỗi khi nói chuyện với những người có tiền, họ thường nhắc đến chuyện cho con học trường tư vì chương trình học và dụng cụ học tốt hơn trường công.

Theo công bố của National Center for Education Statistics, khoảng 10% học sinh ở Mỹ học trường tư. Thường những trường tư là trường đạo, có khi chỉ có trường nam hoặc nữ riêng. Những trường tư thường tự viết chương trình riêng, đôi khi thiêng về dạy đạo hoặc có khi tiêu chuẩn thấp hơn do không có giáo viên đạt chuẩn (certified teachers).

Tui và một vài người quen làm gia sư cho những con em khá giả ở quận Cam, đặc biệt là những em học trường tư thục nổi tiếng nhất ở đây là Mater Dei High school, trường công giáo lớn ở thành phố Santa Ana. Mặc dù ngay khu bựa, trường này khá khó để được nhận vào, do phải thi tuyển mới được vào. Do đó, gia sư như tụi tui được gọi tới luyện các em vào những lớp nâng cao (advanced) và trường tư thục này.

Lúc nhỏ em út tui qua học lớp 12, tui đi khắp các trường trung học ở đây xem trường. Vì không muốn nó học đạo, nên tui chỉ chọn những trường Secular school (trường không dạy đạo và học chung), bởi vì nhiều trường đạo dạy phản khoa học, như chống đối thuyết Darwin, hoặc giành phần nhiều thời gian đọc kinh thánh, nên nếu bỏ tiền như vậy không đáng. Tuy nhiên, những trường secular school thường đắt tiền hơn vài ngàn đô một năm.

Giờ học

Khác với những nước khác, Mỹ có giờ học hơi trái ngoe: giờ bắt đầu khoảng 8 hoặc 9 giờ sáng, giờ về khoảng 2-3 giờ chiều. Do đó, phụ huynh phải ráng sắp xếp giờ làm để đưa đón con đi học, hoặc cho con em ở lại Boys and Girls Club để ở lại học bài đến khi ba mẹ ra đón về. Tuy nhiên, không phải trường nào cũng có hội này, và thường phải đóng thêm tiền mới được ở lại.

Khó hay dễ

Nhiều phụ huynh cho con học ở trường trung cấp hoặc trung học ở Mỹ hay khoe con mình được điểm cao, đứng đầu lớp. Thiệt ra thì chương trình dưới đại học của Mỹ rất dễ và đôi khi cũng rất ẹ so với những nước khác, hạng 20 toàn thế giới năm 2017. Những nước xếp hạng hàng đầu gồm có Japan, Bắc Âu, Đức, Canada và Pháp (bảng xếp hạng của US news).

Tại sao chương trình cấp dưới ở Mỹ lại thấp như vậy? Đa phần giáo viên không đủ trình độ nhưng vẫn được giữ lại trường lâu dài vì thiếu giáo viên, và mức lương thấp không đủ mướn giáo viên tốt. Chưa hết, giáo viên ở Mỹ sợ phụ huynh hơn ở Việt Nam, chỉ cần cho nó bài nhiều hay khó là phụ huynh vào “răn đe” giáo viên đòi kiện.

"Điểm này là sao?" Giáo dục Mỹ xưa và nay
"Điểm này là sao?" Giáo dục Mỹ xưa và nay

Vì giáo viên không giỏi nhiều, sợ cho bài khó, nên học cấp trung học trở xuống ở đây rất dễ. Chương trình Toán lớp 12 ở đây thường chỉ học Đại số cơ bản, nếu có nâng cao thì Calculus (giải tích) như lớp 10 ở Việt Nam, còn hình học thì gần như không có. Nhiều em tui dạy thêm còn không thể vẽ được hình tam giác cho ra hồn dù học lớp 8! Thi SAT toán nâng cao (Advanced Math) được cho là khó ở Mỹ, tui học lớp 9 ở Việt Nam đã đủ được 800/800 rồi vì chỉ toàn đại số cơ bản.

Khi tui đi dạy ở đại học, cho một bài toán đổi tiền chẵn ra tiền xu cơ bản lớp 5 cũng làm được, vậy mà những sinh viên mới từ trung học lên bứt tóc không giải được! Điều này đủ để thấy trình độ toán học rất thấp ở Mỹ.

Bởi vậy, cho nên về Toán học và Khoa học, nước Mỹ đứng hàng thứ 39 toàn thế giới về giải Toán, thấp hơn cả Việt Nam rất nhiều (theo công bố xếp hạng PISA 2015)

Xếp hạng toán học 2015
Xếp hạng đọc viết
Xếp hạng đọc, khoa học và Toán giữa các nước

Mặc dù về khoa học và Toán chương trình ở Mỹ hơi bị tệ, học sinh ở đây được học làm việc theo nhóm khá tốt. Những em tui làm gia sư thường kể về làm việc nhóm, dự án làm phim cho trường. Về điểm này thì Mỹ xếp hạng khá cao: thứ 13. 

Một điều cần nói khác là ở đây khá thoáng, nên các em được khuyến khích suy nghĩ tự lập và nói lên suy nghĩ bản thân, khác với chương trình Việt Nam đa phần là học vẹt. Do đó, giáo dục Việt Nam chỉ hơn Mỹ ở phần làm Toán và giải quyết vấn đề nhanh, nhưng suy nghĩ sáng tạo và làm việc theo nhóm thì giáo dục Mỹ vẫn tốt hơn.

Ai cũng đạt giải

Chuyện hài nhất tui thấy ở Mỹ là ai cũng được huân chương, giải này nọ dù nhỏ hay to, như đua xe với mấy đám bạn tui cũng được cái huân chương lấp lánh dù chẳng có gì đáng nói! Nhớ những năm tháng tui thi đấu cờ vua thành phố, quốc gia, lăn lộn mấy tháng trời, rèn luyện ngày đêm, thua cũng có, thắng cũng có, đến lúc cầm được cái huy chương mà rớt nước mắt, hay thi lập trình qua bao nhiêu vòng loại, khổ sở mới cầm được cái bằng sau khi thi đấu loại được đa số người tham gia, vậy mà ở Mỹ đôi khi chỉ cần tham gia là có giải!

Giáo dục ở Mỹ hay khuyến khích người ta nên không muốn ai buồn, nên ai cũng có gì đó nếu tham gia. Điều này không có gì đáng nói nếu như không lạm dụng quá đà, dẫn tới chuyện không cần quá cố gắng vẫn được phần thưởng, như mấy đứa nhóc tui biết được huân chương treo đầy nhà dù mới học đàn, học múa.

Chuyện này ảnh hưởng nhiều đến chuyện học ở trường, vì không ai phải quá cố gắng, làm cho tiêu chuẩn thấp xuống. Ví dụ như trường hợp một trường ở Ohio, có tới 222 học sinh “đứng đầu” lớp. Như vậy có tới 1 trong 5 tú tài được giải nhất! Ai cũng được nhất, thì ai giỏi hơn ai?

Everyone gets a trophy
"Con học được gì à? Đó là con tới đích trước nhưng vẫn nhận được giải như nhau. Như vậy lần tới con sẽ không ngu mà cố gắng nữa!"

Bởi vậy nên nhiều em Việt Nam mới qua học trung cấp thường được “đứng đầu lớp”, vì thiệt ra chương trình ở Mỹ quá thấp. Giỏi thiệt hay không thì nên đợi đến đại học thì mới biết được vì chương trình đại học khó hơn rất nhiều. 

Bang nào tốt hơn?

Như đã nói ở trên, tùy theo ngân sách của mỗi thành phố, mà hệ thống trường sẽ có chất lượng khác nhau. Những bảng xếp hạng đánh giá trường thường dựa vào những chỉ tiêu như số lượng học sinh tốt nghiệp, khả năng đọc viết, điểm thi SAT, được nhận vào trường đại học lớn hay không.

Source: WalletHub

Nước Mỹ bỏ rất nhiều tiền cho giáo dục, đứng thứ 5 trên thế giới cho mỗi học sinh, chỉ có sau Áo, Norway, Thụy Điển, Luxembourg thôi. Một năm Mỹ bỏ ra khoảng $115K cho một em, trong khi Cộng Hòa Slovak bỏ khoảng $53K/em. Như vậy nhiều tiền hơn không có nghĩa là chất lượng cao hơn, theo báo The Atlantic.

Bảng xếp hạng trường công theo từng bang Mỹ

Nguồn: https://wallethub.com/edu/states-with-the-best-schools/5335/

 

Overall Rank
(1 = Best)

State

Total Score

‘Quality’ Rank

‘Safety’ Rank

1Massachusetts78.1611
2New Jersey66.92215
3New Hampshire64.65414
4Wisconsin64.2567
5Vermont64.09511
6Virginia63.7788
7Minnesota62.68718
8Connecticut61.31333
9Iowa61.06119
10Maine59.93164
11Illinois58.32921
12Delaware58.09292
13North Carolina57.68276
14Colorado56.281520
15Kansas56.242316
16Pennsylvania56.102810
17Utah55.952417
18Oklahoma55.22373
19Maryland54.791035
20North Dakota54.671723
21Florida54.023112
22Indiana54.001427
23Ohio53.512224
24Washington53.36265
25Rhode Island52.962128
26New York52.522032
27Kentucky51.581341
28California51.453913
29Montana51.401937
30Nebraska51.221244
31Missouri50.942536
32Michigan50.553026
33Wyoming50.401842
34Texas49.153329
35South Carolina48.584022
36Idaho47.443831
37South Dakota47.403439
38Georgia47.323638
39Hawaii47.234319
40Nevada40.994534
41Arizona40.914825
42Tennessee40.583549
43Oregon40.384148
44Alabama39.064246
45Alaska38.204743
46Arkansas37.973250
47Mississippi35.994945
48District of Columbia35.855030
49West Virginia35.424647
50New Mexico34.795140
51Louisiana27.424451

You Might Also Like...

No Comments

    Leave a Reply

    error: Content is protected !!